Hàn Phi Tử viết một cách lạnh lùng rằng: “Người thày lang khéo mút vết thương, ngậm
máu bệnh nhân đâu phải là vì cái tình cốt nhục mà là vì lợi. Thợ đóng xe mong
cho có nhiều người giàu sang. Thợ đóng quan tài thì mong cho nhiều người chết
yểu. Người thợ đóng xe không phải vì thế mà có lòng nhân. Thợ đóng quan tài
không phải vì thế mà là tàn nhẫn, mà chỉ vì người ta không giầu thì không mua
xe. Người ta không chết thì thì quan tài không bán được. Thợ đóng quan tài
không phải là ghét người, nhưng có người chết thì anh ta mới có lợi !
”...
“Các vua thời cổ nhường ngôi Thiên Tử thì cũng chỉ là từ bỏ cuộc sống của người giữ cổng, có gì đáng khen đâu ? Một viên quan Huyện lệnh ngày nay khi chết rồi, mà con cháu mấy đời sau còn được ung dung ngựa xe. Vì vậy, mà người ta quý chức Huyện lệnh. Cho nên, về cái việc từ nhiệm ngôi Thiên Tử xưa thật là dễ, mà ngày nay từ chức Huyện lệnh thật là khó, chỉ là do cái lợi đem đến. Ngày nay người ta coi trọng và tranh nhau chức quan không phải là đê tiện mà là vì quyền thế nhiều”...
“Cha mẹ đối với con, sinh con trai thì mừng, sinh con gái thì bỏ. Trai, gái đều từ lòng cha mẹ mà ra, mà sinh con trai thì mừng, sinh con gái thì bỏ là do họ nghĩ đến sau này đứa nào có lợi lâu dài cho mình hơn. Vậy, cha mẹ đối với con cái mà còn đem lòng tính toán lợi hại, huống hồ là những người không có tình cha con với nhau”...
CHƯƠNG IX: SỰ PHÁT TRIỂN CÁC LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ HỌC