Lưu trữ Blog

MBA.02.QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH & PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP (Giảng viên, NCV. Nguyễn Thanh Cừ)

Môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp là không gian sinh tồn, là dưỡng khí đối với doanh nghiệp, giống như môi trường sinh tồn của các cơ thể sống trên trái đất này. Môi trường thay đổi thì các doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng ... Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng thì hậu quả sẽ khôn lường ...


                                                                            
CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH & PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP





I. CÁC CẤP ĐỘ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

1. Môi trường kinh doanh và các cấp bậc môi trường kinh doanh

a. Môi trường kinh doanh: là tổng thể các yếu tố khách quan và chủ quan vận động tương tác lẫn nhau, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Cần phân biệt Môi trường với Thị trường. Thị trường là nơi đảm bảo «Đầu vào» (Inputs) và «Đầu ra» (Outputs) cho doanh nghiệp. Môi trường không chỉ bao gồm Thị trường, mà còn bao gồm cả các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hóa, tôn giáo, đạo đức, và điều kiện tự nhiên …

b. Các cấp bậc môi trường kinh doanh

 - i. Môi trường vĩ mô.

 - ii. Môi trường vi mô (môi trường ngành kinh doanh).

 2.  Sự cần thiết phải phân tích môi trường kinh doanh

a. Môi trường: là nơi cung cấp các yếu tố «đầu vào» cho doanh nghiệp (Máy móc, thiết bị, công nghệ, nguyên, nhiên liệu, nhân lực…). Các yếu tố trên do nhiều nhà cung cấp khác nhau và có thể luôn luôn thay đổi về không gian, thời gian, giá cả…Việc tiếp cận các yếu tố «Đầu vào» luôn luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Môi trường là nơi tiếp nhân «đầu ra» cho doanh nghiệp. Vòng đời của sản phẩm là hữu hạn. Sản phẩm mới thay thế lẫn nhau xuất hiện ngày càng nhanh. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Môi trường còn là không gian thể nghiệm văn hóa doanh nghiệp, thể nghiệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với nhà nước và cộng đồng …

 b. Phân tích môi trường kinh doanh để xác định được các Cơ hội có thể khai thác và Thách thức đe dọa đối với doanh nghiệp để phòng tránh ...

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VĨ MÔ



1. Môi trường chính trị, luật pháp

a. Đường lối và chính sách của Đảng cầm quyền, môi trường chính trị trong nước và quốc tế, các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội tác động tới các hoạt động kinh doanh.

b. Luật và các văn bản pháp quy tác động đến các hoạt động kinh doanh.


c. Các chính sách tác động tới các hoạt động kinh doanh: Ưu tiên hoặc hạn chế đầu tư; Chính sách thuế; Chính sách an sinh xã hội …

2. Môi trường Văn hóa xã hội

a. Các chuẩn mực xã hội và giá trị Văn hóa được xã hội tôn trọng.

b. Quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp.

c. Phong tục, tập quán truyền thống, phong cách sống.

d. Trình đội nhận thức, học vấn chung của xã hội.

3.  Môi trường Kinh tế

a. Tăng trưởng, phát triển, khủng kinh tế (suy thoái, trì trệ, phục hồi, thịnh vượng) có thể tạo ra các  cơ hội, các thách thức đối với doanh nghiệp.

b. Lạm phát: Đối với doanh nghiệp thì làm tăng chi phí SXKD, do đó tăng giá bán và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với người tiêu dùng thì làm giảm thu nhập do đó làm giảm tổng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

c.  Lãi suất: ảnh hưởng đến tổng cầu và  chi phí vốn.
  
d. Tỷ giá hối đoái: Khi giá trị của đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ thì tạo ra cơ hội để tăng sản phẩm xuất khẩu (và ngược lại). 

4. Môi trường Kỹ thuật, công nghệ

a. Kỹ thuật, công nghệ mới sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh của quốc gia.

b. Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến đổi mới kỹ thuật, công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh trong hiện tại và tương lai.

c. Kỹ thuật, công nghệ đã và đang phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay.

 5. Môi trường Tự nhiên

a. Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, nguồn tài nguyên…là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

b. Các doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chuyển dần từ tài nguyên không thể tái sinh sang sử dụng vật liệu nhân tạo.

c. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh  R&D để bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa tác động gây ô nhiễm môi trường, thực hiện phát triển bền vững.

Phát triển bền vững là: "Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." (Báo cáo Brundtland - Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED năm 1987).


III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH KINH DOANH

Ngành kinh doanh là tập hợp các doanh nghiệp cùng cung cấp các sản phẩm (dịch vụ) có thể thay thế được cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng.  

Chúng ta phân tích môi trường ngành kinh doanh thông qua việc phân tích Sơ đồ 5 nguồn lực cạnh tranh của Michael Porter.


Michael Porter là một trong những giáo sư nổi tiếng của Đại học Harvard. Ông có các tác phẩm kinh điển như: "Lợi thế cạnh tranh" (Competitive Advantage), "Chiến lược cạnh tranh"(Competitive Strategy) và "Lợi thế cạnh tranh quốc gia" (Competitive Advantage of Nations)

Những tác phẩm này được xem như là sách gối đầu giường của các doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách vĩ mô trên  thế giới. 
Năm 2010, ông chủ trì thực hiện "Báo cáo năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2010" tại Hà Nội.
Sau đây là các nội dung căn bản của Sơ đồ 5 nguồn lực cạnh tranh của Michael Porter
          

1. Khách hàng

a. Khách hàng là tổ chức (cá nhân) có thể gây sức ép thông qua đàm phán đối với các doanh nghiệp về sản lượng, giá cả và chất lượng. Do đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

b. Áp lực từ khách hàng cao thì mức độ cạnh tranh tăng lên có thể tạo ra các Cơ hội (Nguy cơ) cho các doanh nghiệp.

c. Quyền lực đàm phán của khách hàng phụ thuộc vào số lượng, tầm quan trọng và chi phí chuyển đổi khách hàng.

d. Kỹ thuật phân tích khách hàng:

- i. Phân tích khách hàng theo khu vực địa lý, thành thị và nông thôn.

- ii. Phân tích khách hàng về phương diện nhân khẩu, giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân.

- iii. Phân tích khách hàng về nghề nghiệp.

- iv.  Phân tích khách hàng về mức thu nhập và tập quán tiêu dùng.

- v. Phân tích khách hàng về trình độ văn hóa.

- vi. Phân tích thái độ của khách hàng khi họ tiếp xúc với sản phẩm, thương hiệu.

- vii. Dự báo sự thay đổi khuynh hướng tiêu dùng trong tương lai.

2. Nhà cung cấp

a. Nhà cung cấp: là tổ chức (cá nhân) có thể gây sức ép thông qua đàm phán đối với các doanh nghiệp về sản lượng, giá cả và chất lượng. Do đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

b. Áp lực từ nhà cung cấp có thể tạo ra các Cơ hội (Nguy cơ) cho các doanh nghiệp về khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả. 

 Các áp lực từ phía các nhà cung cấp sẽ tăng lên khi:

- i.  Sản phẩm của các nhà cung cấp có tính khác biệt hoá cao.

- ii.  Số lượng nhà cung cấp ít.

- iii. Sản phẩm của nhà cung cấp là sản phẩm độc đáo duy nhất.

- iv Chi phí chuyển đổi tìm nhà cung cấp mới tốn kém hơn.

b. Quyền lực đàm phán với Nhà cung cấp phụ thuộc vào số lượng, tầm quan trọng của và chi phí chuyển nhà cung cấp.

c. Kỹ thuật phân tích nhà cung cấp

- i. Xem xét khả năng thực tế của nhà cung cấp về số lượng, chất lượng và thời gian cung cấp.

- ii. Xem xét các điều kiện cung cấp, phương thức thanh toán, mức giá cả.

- iii. Xem xét mức độ trung thành của nhà cung cấp.

 3. Đối thủ cạnh tranh trong ngành

a. Xác định số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành kinh doanh.

b. Xác định những điểm mạnh và những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.

c. Xác định tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh.

d. Xác định mức độ đa dạng hóa sản phẩm của ngành kinh doanh trong tương lai.

e. Kỹ thuật phân tích đối thủ cạnh tranh

- i. Xem chính sách định vị sản phẩm của đối thủ và thái độ của người tiêu dùng.

- ii. Xem xét chính sách giá cả của đối thủ cạnh tranh.

- iii. Xem xét chính hệ thống phân phối của đối thủ cạnh tranh.

- iv. Xem xét chính sách truyền thông của đối thủ cạnh tranh.

 4. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

 a. Đối thủ cạnh tranh là đối thủ mới, tiềm năng xâm nhập vào ngành kinh doanh do đầu tư mới hoặc do mua bán, sáp nhập với doanh nghiệp trong ngành kinh doanh.

 b. Sự cạnh tranh càng khốc liệt thì các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng càng gia tăng.

 c. Kỹ thuật phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

- i. Xem xét các rào cản hiện hành đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của ngành kinh doanh (các lợi thế sản xuất quy mô lớn, sự đa dạng hóa sản phẩm, tính khó bắt chước…).

- ii. Xem xét những điểm mạnh và các điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng để có các đối sách cần thiết.

- iii. Liên kết các đối tác để tạo ra các rào cản hợp pháp, nhằm ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

  Rào cản gia nhập ngành là chi phí tối thiểu mà một doanh nghiệp phải bỏ ra khi tiến hành hoạt động kinh doanh trong một ngành nào đó. Nếu các rào cản gia nhập ngành cao thì sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp hiện tại trong ngành. Nếu các rào cản này thấp thì sẽ tạo điều kiện cho các đối thủ ngoài ngành gia nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp hiện tại trong ngành.

5. Sản phẩm thay thế

a. Sản phẩm thay thế là các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng như các sản phẩm của doanh nghiệp.

b. Sản phẩm thay thế có thể gây ra áp lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh hiện tại về các phương diện

- i.  Giá cả sản phẩm.

- ii. Tính năng công dụng mới.

- iii. Mẫu mã mới, xu hướng tiêu dùng mới.

c. Doanh nghiệp cần chủ động đổi mới sản phẩm để tạo ra các rào cản với các đối thủ cạnh tranh và đối với các sản phẩm thay thế.

IV. PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

1. Chuỗi giá trị (Value chain)

 a. Khái niệm chuỗi giá trị

- i. Chuỗi giá trị: là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp có thể chỉ tham gia vào một, một vài hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ.

- ii. Chuỗi giá trị toàn cầu: là chuỗi các quá trình hợp tác để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều quốc gia khác nhau.

 b. Các bộ phận hợp thành chuỗi giá trị

 b1. Chuỗi các hoạt động chính

- i. Cung ứng đầu vào:  nhận, nhập kho và quản lý các yếu tố đầu vào.

- ii. Sản xuất: chế biến các yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng.

- iii. Cung ứng đầu ra: đưa sản phẩm đến khách hàng.

- iv. Marketing và bán hàng: sản phẩm, giá, phân phối, quảng cáo.

- v. Dịch vụ: hỗ trợ cho khách hàng sau khi bán hàng.

b2. Chuỗi các hoạt động bổ trợ

- i. Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.

- ii. Quản trị nhân lực.

- iii. Nghiên cứu và phát triển (R&D).

- iv. Mua sắm ngoài doanh nghiệp.                  
          
2. Phân tích năng lực nội bộ doanh nghiệp.

a.  Năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

- i. Quy trình sản xuất (Mức độ hiện đại).

- ii. Năng lực sản xuất (Sản lượng cao hay thấp).

- iii. Chất lượng sản phẩm (Cao hay thấp).

 b. Năng lực tài chính

- i. Thực trạng nhu cầu về vốn và cơ cấu các nguồn vốn trong doanh nghiệp.

- ii. Thực trạng phân bổ các nguồn vốn.

- iii. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn.

c. Năng lực Marketing Mix (4P: Product, Price, Place, Promotion)

- i. Sản phẩm (Product):  định vị sản phẩm mới. 
       
- ii. Giá cả (Price): Xác định giá cả (Giá hớt váng, Giá thâm nhập, Giá theo mùa, theo vùng, đối tượng khách hàng…).

- iii. Kênh phân phối (Place): mạng lưới phân phối, kiểm soát đại lý phân phối.

- iv. Truyền thông (Promotion): Quảng cáo, Khuyến mại.

V. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

1. Ma trận cơ hội


 2. Ma trận thách thức


 3. Ma trận lưới kinh doanh


 4. Ma trận BCG 
----------------------    
(Xem các số tiếp theo) 




"MONG CHO CHÓNG LỚN THÀNH ĂN CƯỚP ! CƯỚP LẤY KHÔN NGOAN ẤY MỚI TÀI !"

MBA.01.QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

MBA.01.QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (Giảng viên, NCV. Nguyễn Thanh Cừ)

LỜI ĐỀ TỰA CÙNG BẠN ĐỌC:  Tướng cầm quân trên Chiến trường hay trong Kinh doanh mà am hiểu các Binh pháp, trên hiểu Thiên văn, dưới tư...