Môn học Quản trị chiến lược (03 tín chỉ) gồm 10 chương
- Chương 1: Tổng quan về Quản trị chiến lược.
- Chương 2: Môi trường kinh doanh và phân tích nội bộ doanh nghiệp.
- Chương 3: Lợi thế cạnh tranh & các chiến lược cạnh tranh.
- Chương 4: Các chiến lược tăng trưởng cấp doanh nghiệp.
- Chương 5: Chiến lược kinh doanh.
- Chương 6: Chiến lược chức năng.
- Chương 7: Thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị chiến lược.
- Chương 8: Tổ chức thực hiện chiến lược và kiểm soát chiến lược.
- Chương 9: Chiến lược kinh doanh quốc tế.
- Chương 10: Chiến lược và kinh nghiệm kinh doanh của các công ty, tập đoàn
hàng đầu thế giới & Việt Nam.
Sau
đây là nội dung khái quát các chương:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
I. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH & QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1. Các khái niệm về Chiến lược & Quản trị chiến lược
Trước hết, chúng ta cần nghiên cứu các khái niệm: Chiến
lược quân sự, Chiến dịch, Sách lược quân sự...
Vì sao nghiên cứu về Kinh tế & Quản trị
kinh doanh mà lại bắt đầu nghiên cứu về Chiến lược quân sự ? Sở dĩ
như vậy là vì trong lĩnh vực quân sự người ta đưa ra lần đầu tiên các khái niệm
về Chiến lược, Chiến dịch, Sách lược, Thượng sách, Trung sách, Hạ sách ...
Tôn Vũ (545 Tr.CN - 470 Tr.CN) cách
nay trên 2.500 năm là một danh tướng vĩ đại thời Xuân Thu đã viết
& dâng Binh Pháp (兵法) lên Vua nước Ngô là Hạp Lư vào năm 512 Tr.CN.
Với cuốn Binh Pháp (khoảng 5.900 chữ Hán) này mà Tôn Vũ được tôn vinh là Tôn Tử. Tôn (孫) là họ Tôn. Tử (子) là bậc Thầy. Binh
Pháp của ông được gọi là Binh pháp Tôn Tử (孫子兵法).
Binh Pháp Tôn Tử
gồm 13 thiên (Thiên 01: Kế sách, Thiên 02: Tác chiến, Thiên 03: Mưu
công, Thiên 04: Hình, Thiên 05: Thế, Thiên 06: Hư thực, Thiên 07: Quân tranh,
Thiên 08: Cửu biến, Thiên 09: Hành quân, Thiên 10: Địa hình, Thiên 11: Cửu địa,
Thiên 12: Hỏa công, Thiên 13: Dụng gián điệp).
Chúng ta lướt qua 2 đoạn trích dẫn sau đây
trong Binh Pháp Tôn Tử:
* Thiên 01: Kế
sách, Tôn Tử viết rằng: “Chiến tranh là đại sự quốc gia.
Nó liên quan đến sự sống còn của quân dân, sự tồn vong của đất nước cho nên
không thể không suy xét kỹ lưỡng (Binh giả, quốc chi đại sự. Tử sinh chi địa, tồn vong chi đạo, bất
khả bất sát dã).
Cho nên, phải dựa vào
năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa
hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh:
- Một là Đạo: là việc chính
trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với
nhau, đồng tâm đồng đức. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân
vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ hiểm nguy.
- Hai là Thiên: là thiên thời, nói
về ngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu
thời tiết.
- Ba là Địa: là địa lợi, nói về đường
sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa
hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui.
- Bốn là Tướng: là tướng soái, tức
nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người
tướng.
- Năm là Pháp: là pháp chế, nói về tình
trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức
quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý ...
Tình huống về năm mặt
nói trên, người tướng soái không thể không biết. Chỉ khi nào hiểu rõ và nắm
chặt được những tình huống đó thì mới có thể giành được sự thắng lợi. Không
thật sự hiểu rõ và nắm chắc được thì không thể đắc thắng.
Cho nên phải từ bảy mặt
sau mà tính toán, so sánh những điều kiện đôi bên giữa địch và ta để tìm hiểu
tình thế thắng bại trong chiến tranh. Tức là phải xem xét:
- Vua bên nào có nền
chính trị được lòng dân hơn ?
- Tướng soái bên nào có tài năng hơn ?
- Thiên thời địa lợi bên nào tốt hơn ?
- Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn
?
- Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn ?
- Binh sỹ bên nào được huấn luyện thành thục hơn ?
- Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn
?".
* Thiên 03: Mưu công, Tôn Tử
viết rằng: “Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước
địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm
nguyên lữ quân địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên một tốt địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm
nguyên một ngũ địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn.
Thế nên bách chiến
bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà
làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt. Cho nên
thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng
địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành
trì …
“Có
năm điều có thể thắng: Biết có khả năng đánh hay không có khả năng đánh,
có thể
thắng; Biết dựa vào binh lực nhiều ít mà đánh, có thể thắng; Quân tướng đồng lòng
có thể thắng; Lấy quân có chuẩn bị đánh quân không chuẩn bị có thể thắng; Tướng
giỏi mà vua không can thiệp vào có thể thắng. Đây là 5 điều có thể đoán trước
được thắng lợi.
Cho nên có thể nói:
Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng (Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất
đãi).
Không biết địch chỉ biết ta, trận thắng trận bại (Bất tri bỉ nhi tri kỷ,
nhất thắng nhất phụ).
Không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại (Bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi
chiến tất đãi)".
Đúng vậy, trong địa hạt quân sự thì Địch là đối tượng tác chiến phải tiêu diệt hoặc quy hàng. Trong Kinh doanh thì "Địch" lại là Khách hàng cần chinh phục, hoặc Đối thủ cạnh tranh cần quy hàng hoặc hợp tác để cùng thắng ...
Chiến tranh là thế ! Chiến lược quân sự là thế ! Sách lược quân sự là thế ! Nó biến hóa khôn lường... Nó thể hiện tài năng của
người cầm quân trên chiến trường.
Thế mới biết rằng: Tướng cầm quân trên Chiến trường hay trong Kinh doanh mà am hiểu các Binh pháp, trên hiểu Thiên văn, dưới tường Địa lý, giữa thấu hiểu Lòng người ... thì sẽ là Tướng quân Bách chiến, Bách thắng ! Trong Tình yêu & trong Hôn nhân cũng thế ! Ngẫm mà thấy đúng lắm thay !
Thế mới biết rằng: Tướng cầm quân trên Chiến trường hay trong Kinh doanh mà am hiểu các Binh pháp, trên hiểu Thiên văn, dưới tường Địa lý, giữa thấu hiểu Lòng người ... thì sẽ là Tướng quân Bách chiến, Bách thắng ! Trong Tình yêu & trong Hôn nhân cũng thế ! Ngẫm mà thấy đúng lắm thay !
Các
khái niệm về Chiến lược, Chiến dịch,Tác chiến, Sách lược... theo dòng
thời gian
của lịch sử đã được chuyển hóa vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có
địa hạt Kinh tế & Quản trị kinh doanh ...
Trên thực tế, hoạt động Kinh tế & Kinh
doanh (Cấp quốc gia & cấp doanh nghiệp) cũng chỉ là các trò
chơi kinh tế, theo các Luận thuyết kinh tế khác nhau (Theory of Market Economy:
Luận thuyết về Kinh tế thị trường hoặc Theory of Economic Planning: Luận thuyết về Kinh tế
kế hoạch) & theo đó là các chiến lược, sách
lược phát triển khác nhau ...
a. Chiến lược quân sự (có 2 định
nghĩa)
- i. Chiến lược quân sự: là kế hoạch và
sách lược tổng thể chỉ đạo các hành động trong cuộc chiến.
- ii. Chiến lược quân sự: là nghệ thuật sử
dụng binh lực và các phương tiện chiến tranh của người cầm quân nhằm thay đổi
tương quan lực lượng trên chiến trường, để giành thắng lợi trong cuộc chiến.
b. Chiến dịch quân sự: là toàn bộ các trận
chiến đấu diễn ra trên một chiến trường theo một kế hoạch thống nhất trong một
thời gian, nhằm thực hiện một chiến lược nhất định.
c. Chiến thuật quân sự: là sách lược và
phương pháp tác chiến cụ thể.
d. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
- d1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn, thể hiện “tầm nhìn”
(Vision) viễn cảnh, thông thường từ 10 năm trở lên.
- d2. Nội dung của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội
- i. Phân tích về trạng thái và bối cảnh hiện
tại.
- ii. Đề ra các quan điểm phát triển.
- iii. Xác định hệ mục tiêu mong đợi tổng quát.
- iv. Đề ra các giải pháp khả thi.
- v. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chiến lược.
e. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (có 4 định nghĩa)
- i. Chiến lược kinh doanh: là xác định những
mục tiêu cơ bản trong dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn phương thức hoặc tiến
trình hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu đó
( Alfred Chandler - ĐH Harvard).
- ii. Chiến lược kinh doanh: là kế hoạch
đương đầu với cạnh tranh, là sự kết hợp giữa mục tiêu cần đạt được và các
phương tiện mà doanh nghiệp cần phải có, để thực hiện được các mục tiêu mong đợi
(Michael Porter).
- iii. Chiến lược kinh doanh: là tổng thể
các quyết định, các hành động liên quan đến việc lựa chọn các phương tiện và
phân bổ nguồn lực nhằm đạt được một mục tiêu nhất định.
- iv. Chiến lược kinh doanh là: những định hướng tổng quát của doanh nghiệp
trong dài hạn (từ 3 năm trở lên) được thể hiện bằng các triết lý kinh doanh,
các mục tiêu tổng quát và các giải pháp khả thi.
f. Quản trị chiến lược (có 4 định
nghĩa)
- i. Quản trị chiến lược: là tập hợp các
quyết định và hành động quản trị quyết định sự thành công lâu dài của doanh
nghiệp.
- ii. Quản trị chiến lược: là nghệ thuật và
khoa học của việc xây dựng, thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp
cho mỗi tổ chức doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.
- iii. Quản trị chiến lược: là tập hợp các
quyết định và hành động quản trị có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dài hạn
của doanh nghiệp. Nó bao gồm tất cả các chức năng quản trị cơ bản: lập kế hoạch,
tổ chức, triển khai và kiểm soát chiến lược.
- iv. Quản trị chiến lược: là tổng thể các
quá trình nghiên cứu môi trường kinh doanh, hoạch định chiến lược kinh doanh và
tổ chức thực hiện các chiến lược kinh doanh đã hoạch định.
2. Các yêu cầu và vai trò của một chiến lược kinh doanh
a. Các yêu cầu của một chiến lược kinh
doanh
- i. Phải nhằm thực hiện được sứ mệnh (Mission) của
doanh nghiệp, làm gia tăng vị thế của doanh nghiệp bằng các lợi thế về sự
khác biệt. Sứ mệnh (Mission) của doanh nghiệp thể hiện qua các cam kết của
doanh nghiệp về: Sản phẩm, Khách hàng, Thị trường, Công nghệ, Tài chinh, môi
trường, và Đối thủ cạnh tranh …
- ii. Phải đảm bảo sự an toàn cho doanh
nghiệp trong hiện tại và tương lai. Không mạo hiểm tự sát.
- iii. Phải xác định được hệ thống các mục
tiêu mong đợi, phạm vi kinh doanh và các điều kiện cần phải tạo lập để đảm bảo
kinh doanh thành công.
- iv. Phải làm tốt công tác dự báo để hoạch
định được các chiến lược có căn cứ khoa học.
- v. Phải xây dựng chiến lược dự phòng để
thay thế chiến lược hiện tại khi nó bất khả thi.
b. Vai trò của chiến lược kinh doanh
- i. Đảm bảo cho doanh nghiệp thành công
trong tương lai.
- ii. Đảm bảo cho doanh nghiệp thích ứng được
với những thay đổi của môi trường kinh doanh luôn luôn biến động.
- iii. Đảm bảo cho doanh nghiệp có thể giảm
thiểu các nguy cơ, thách thức đe dọa sự tồn tại và phát triển trong hiện tại và
tương lai.
c. Những sai lầm cần tránh trong quản trị
chiến lược
- i. Không đầu tư thời gian, công sức
và trí tuệ cần thiết vào công tác quản trị chiến lược.
- ii. Không đầu tư thời gian, công sức
và trí tuệ cần thiết vào nghiên cứu môi trường kinh doanh.
- iii. Không kịp thời hiệu chỉnh chiến
lược khi bản thân nó rơi vào tình trạng bất khả thi.
1. Các cấp bậc quản trị chiến lược
2. Các cấp chiến lược doanh nghiệp
3. Các giai đoạn quản trị chiến lược
a. Xây dựng chiến lược
- i. Nghiên cứu môi trường trong và ngoài
doanh nghiệp.
- ii. Xây dựng chiến lược kinh doanh tiền
khả thi.
- iii. Lựa chọn một chiến lược khả thi.
b. Tổ chức thực hiện chiến lược:
- i. Xây dựng các kế hoạch để thực hiện chiến
lược.
- ii. Xây dựng các chính sách để triển khai
chiến lược.
- iii. Tổ chức thực hiện chiến lược.
c. Đánh giá kết quả thực hiện chiến lược
- i. Xác định các kết quả thực hiện chiến
lược.
- ii. Điều chỉnh chiến lược khi xét thấy cần
thiết.
III. NỘI DUNG TỔNG QUÁT CỦA CHIẾN LƯỢC
1. Sơ lược về doanh nghiệp
a. Tên doanh nghiêp …
b. Trụ sở doanh nghiệp …
c. Sứ mệnh của doanh nghiệp (ngành nghề
kinh doanh, chủng loại sản phẩm…)
2. Đánh giá về vị thế hiện tại của doanh nghiệp (đánh giá kết quả
thực hiện Chiến lược trong thời gian qua)
a. Kết quả thực hiện chiến lược về số lượng
và chất lượng ? Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó ?
b. Những nhiệm vụ cơ bản của chiến lược đã xác định có chính xác không và việc
thực hiện nó có gì đúng, sai ?
c. Những mục tiêu đã xác định có chính xác
không và việc thực hiện các mục tiêu đó ra sao ?
d. Các chính sách quản lý đã xác định có
phù hợp với chiến lược không ? Tình hình thực hiến các chính sách ra sao ?
3. Đánh giá về công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
a. Đánh giá về trình độ, kinh nghiệm và kết
quả điều hành chiến lược của những người lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp
(đánh giá cả ưu điểm và nhược điểm).
b. Đánh giá về năng lực tổ chức thực hiện
chiến lược của những người lãnh đạo dưới quyền (đánh giá cả ưu điểm và nhược điểm).
4. Đánh giá về môi trường kinh doanh tác động đến doanh nghiệp
a. Phân tích các Cơ hội (Opportunites) về
Luật pháp, chính sách, dân cư, tình hình kinh tế, khoa học và công nghệ …
b. Phân tích các Thách thức (Threats) đối với doanh nghiệp ...
b. Phân tích các Thách thức (Threats) đối với doanh nghiệp ...
5. Đánh giá về nội bộ doanh nghiệp
a. Phân tích những Điểm mạnh (Strengths) của
doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, về các nguồn
lực của doanh nghiệp (về Marketing, tài chính doanh nghiệp, R&D, Kỹ thuật-công
nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin và hệ thống điều hành doanh nghiệp ...
b. Phân tích những Điểm yếu (Weakness) của
doanh nghiệp …
Từ các phân tích trên, tiến hành lập Ma
trận SWOT (Strengths, Weakness, Opportunites, Threats) như sau:
(Xem: Kỹ thuật phân tích Ma trận SWOT
tại đây: https://thehemoivn.blogspot.com/2019/07/ky-thuat-phan-tich-ma-tran-swot.html
tại đây: https://thehemoivn.blogspot.com/2019/07/ky-thuat-phan-tich-ma-tran-swot.html
6. Xây dựng chiến lược mới của doanh nghiệp
a. Xác định các quan điểm phát triển.
b. Xác đinh các mục tiêu phát triển.
c. Xác định các giải pháp phát triển.
d. Xác định các chính sách hỗ trợ.
7. Tổ chức thực hiện chiến lược
a. Cụ thể hóa chiến lược thành các chương
trình phát triển, các kế hoạch, các tiêu chuẩn kinh tế , kỹ thuật, các quy
trình quản lý, lao động, công nghệ cần thiết cho chiến lược.
b. Xác định các trung tâm điều hành và điều
chỉnh chiến lược.
c. Triển khai thực hiện chiến lược.
8. Tổng kết, đánh giá thực hiện và điều chỉnh chiến lược
a. Đánh giá kết quả thực hiện theo tiến độ,
niên độ.
b. Điều chỉnh chiến lược, chính sách, nguồn
nhân lực (khi xét thấy cần thiết).
==================================
Xem Video:
Xem: HƯỚNG DẪN LẬP MA TRẬN BCG (The BCG matrixof Boston Consulting Group) tại đây: https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8711568685989896187#editor/target=post;postID=8838378279065537415;onPublishedMenu=template;onClosedMenu=template;postNum=0;src=postname