Trong Quân sự Thời gian là sức mạnh. Trong Kinh
doanh Thời gian là Tiền, là Vàng Bạc, là Lợi thế cạnh tranh ... và cũng có khi là ngược lại là Thất bại, Phá sản. Vì vậy, không thể không suy xét cẩn trọng trước khi hành động !
CHƯƠNG III: LỢI THẾ CẠNH TRANH & CÁC CHIẾN LƯỢC
CẠNH TRANH
I. LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CÁC CÔNG CỤ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Cạnh tranh và lợi thế của cạnh tranh
a. Khái niệm cạnh tranh: Là sự
ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhằm tối thiểu hóa chi phí để tối đa hóa lợi
nhuận.
b. Khái niệm lợi thế cạnh
tranh: Là những ưu thế vượt trội của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh
tranh. Là những năng lực riêng biệt của doanh nghiệp được thị trường chấp
nhận và đánh giá cao, thông qua đó doanh nghiệp sẽ tạo được một số
tính năng vượt trội hơn (ưu việt) hơn so với các đối
thủ cạnh tranh.
c. Nguồn gốc của lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp
- i. Doanh nghiệp có chiến lược
phát triển đúng đắn.
- ii. Doanh nghiệp có nguồn nhân
lực chất lượng cao, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tài chính vững vàng…
- iii. Doanh nghiệp nắm bắt và
khai thác được các cơ hội kinh doanh.
2. Các loại lợi thế cạnh tranh
a. Lợi thế cạnh tranh về sản phẩm
(đặc biệt là tính khác biệt của sản phẩm).
b. Lợi thế cạnh tranh giá cả.
c. Lợi thế cạnh tranh về hệ thống
phân phối sản phẩm.
d. Lợi thế cạnh tranh truyền
thông.
e. Lợi thế cạnh tranh chất lượng
nhân lực.
f. Lợi thế cạnh tranh về vật lực,
kỹ thuật, công nghệ.
g. Lợi thế cạnh tranh văn hóa
doanh nghiệp.
3. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp
a. Cạnh tranh về sản phẩm
- i. Cạnh tranh về chủng loại sản
phẩm và tính năng của sản phẩm.
- ii. Cạnh tranh về thiết kế sản
phẩm, gắn kỹ thuật với mỹ thuật trong thiết kế sản phẩm.
- iii. Cạnh tranh về chất lượng,
đẳng cấp sản phẩm.
- iv. Cạnh tranh về chu kỳ sống
của sản phẩm.
b. Cạnh tranh về giá cả
- i. Cạnh tranh về giá cả gắn với
chất lượng sản phẩm trên các phân đoạn thị trường.
- ii. Cạnh tranh về giá cả gắn
với các tính năng mới của sản phẩm.
- iii. Cạnh tranh về giá cả gắn
với tính thẩm mỹ của sản phẩm.
c. Cạnh tranh về hệ thống phân
phối
- i. Cạnh tranh về quy mô của hệ
thống phân phối.
- ii. Cạnh tranh về chất lượng
của hệ thống phân phối.
- iii. Cạnh tranh về các
dịch vụ (trước, trong và sau) bán hàng.
d. Cạnh tranh về tiếp thị và
truyền thông
- i. Thực thi chính sách “Tiếp
thị từ doanh nghiệp đến khách hàng” qua các phương tiện truyền thông (B2C: Business To Customer) : Mô
hình kinh doanh thương mại điện tử trên Internet giữa doanh nghiệp với
khách hàng là người tiêu dùng cá nhân).
- ii. Thực thi chính sách “Tiếp
thị từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp” (B2B:
Business To Business): Mô hình kinh doanh
thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch của các công ty với
nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua
các sàn giao dịch điện tử).
II. CÁC PHƯƠNG THỨC
TẠO LẬP LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Các yếu tố tác động đến việc
xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
a. Vị thế của doanh nghiệp trên
thương trường
b. Khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp trong tương lai
c. Năng suất lao động của doanh
nghiệp
d. Chất lượng sản phẩm (dịch vụ)
của doanh nghiệp
e. Sự năng động và linh hoạt của
lãnh đạo doanh nghiệp
f. Văn hóa của doanh nghiệp
2. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả của các chiến lược
tạo lập lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
a. Hiệu quả kinh doanh ngày
càng cao hơn
b. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
tốt hơn
c. Khả năng đổi mới của doanh
nghiệp nhanh hơn (Đổi mới về sản phẩm, kỹ thuật, công nghệ…)
d. Đáp ứng nhu cầu của khách
hàng nhanh hơn và nhạy bén hơn
3. Các phương thức và các giải pháp tạo lập lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp
a. Các phương thức tạo lập
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
- i. Tạo lợi thế bằng chất lượng
sản phẩm.
- ii. Tạo lợi thế bằng giá cả sản
phẩm.
- iii. Tạo lợi thế bằng phương
thức phục vụ.
- iv. Tạo lợi thế bằng phương
thức thanh toán.
b. Các các giải pháp tạo lập lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp
- i. Các giải pháp về thiết kế,
chế tạo.
- ii. Các giải pháp về kỹ thuật,
công nghệ.
- iii. Các giải pháp về hợp lý
hóa sản xuất.
- iv. Các giải pháp về liên
doanh, liên kết, sáp nhập.
- v. Giải pháp khác (bán phá
giá, gian lận thương mại, móc ngoặc với quan chức chính quyền để lợi dụng các
chính sách ưu đãi…
III. CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TỔNG QUÁT CỦA DOANH NGHIỆP
1. Chiến lược chi phí thấp
a. Mục tiêu: là tạo lợi thế
cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất
b. Đặc điểm
- i. Tập trung vào công
nghệ và quản lý để giảm chi phí.
- ii. Không tập trung vào
khác biệt hóa sản phẩm.
- iii. Không đi tiên phong
trong lĩnh vực nghiên cứu, đưa ra tính năng mới, sản phẩm mới.
- iv. Nhóm khách hàng phục vụ thường là nhóm "khách hàng trung bình”.
c. Ưu điểm
- i. Khả năng cạnh tranh
cao.
- ii. Khả năng thương lượng
với nhà cung cấp mạnh.
- iii. Cạnh tranh tốt với
sản phẩm thay thế.
- iv. Tạo rào cản thâm nhập thị
trường.
d. Rủi ro
- i. Công nghệ để đạt mức
chi phí thấp, tốn kém, rủi ro.
- ii. Dễ dàng bị bắt chước.
- iii. Có thể không chú ý đến
thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.
e. Các giải pháp thực hiện
Chiến lược chi phí thấp
- i. Cần phải tạo lập được cơ sở
vật chất, kỹ thuật, công nghệ hiện đại để tiết kiệm được chi phí sản
xuất dựa trên sản xuất quy mô lớn (sản xuất hàng loạt).
- ii. Cần phải kiểm soát chi
phí và chi tiêu chặt chẽ (Chi phí vật tư, nhân công, R & D, quảng
cáo…).
2. Chiến lược Khác biệt hóa
a. Mục tiêu: là đạt được lợi thế
cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo đối với
khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh
tranh không thể có (Khác biệt bằng sự độc đáo của sản phẩm mà không có đối
thủ cạnh tranh nào làm được; bằng sự đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ sở thích
hay thị hiếu khác nhau của khách hàng; bằng khả năng nổi bật của doanh nghiệp).
b. Đặc điểm
- i. Cho phép công ty định
giá ở mức cao.
- ii. Tập trung vào việc
khác biệt hóa.
- iii. Chia thị trường
thành nhiều phân khúc khác nhau.
- iv. Vấn đề chi phí không quan
trọng.
c. Ưu điểm
- i. Trung thành với nhãn
hiệu của khách hàng.
- ii. Khả năng thương lượng
với nhà cung cấp là mạnh.
- iii. Khả năng thương lượng
đối với khách hàng cũng mạnh.
- iv. Tạo rào cản thâm nhập
thị trường.
- v. Cạnh tranh tốt với sản phẩm
thay thế.
d. Rủi ro
- i. Khả năng duy trì tính
khác biệt, độc đáo của sản phẩm.
- ii. Khả năng bắt chước của
các đối thủ cạnh tranh.
- iii. Dễ dàng mất đi sự
trung thành đối với nhãn hiệu.
- iv. Độc đáo so với mong muốn
của khách hàng.
e. Các giải pháp thực hiện Chiến
lược khác biệt hóa.
- i. Cần phải tạo ra được sản
phẩm có tính năng và chất lượng vượt trội bằng thiết kế, nguyên vật
liệu, công nghệ hiện đại và bí quyết công nghệ.
- ii. Cần đổi mới
thiết kế sản phẩm cho từng phân khúc thị trường.
- iii. Cần triển
khai các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước bán hàng, trong khi bán hàng và sau
khi bán hàng.
3. Chiến lược tập trung
a. Mục
tiêu: là chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một phân khúc thị trường nào
đó thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm.
b. Đặc điểm
- i. Có thể theo chiến lược
chi phí thấp.
- ii. Có thể theo chiến lược
khác biệt hoá sản phẩm.
- iii. Tập trung phục vụ phân
khúc mục tiêu.
c. Ưu điểm
- i. Khả năng cung cấp sản
phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, đặc biệt mà các đối thủ cạnh tranh khác không thể
làm được.
- ii. Hiểu rõ phân khúc mà mình
phục vụ.
d. Rủi ro
- i. Doanh nghiệp không có
ưu thế trong quan hệ với nhà cung cấp.
- ii. Chi phí sản xuất
cao.
- iii. Công nghệ hoặc thị hiếu
khách hàng thay đổi.
e. Các giải pháp thực hiện
Chiến lược tập trung
- i. Cần phải tạo lập được cơ sở
vật chất, kỹ thuật, công nghệ hiện đại để tiết kiệm được chi phí sản xuất dựa
trên sản xuất quy mô lớn.
- ii. Cần phải kiểm soát chi
phí và chi tiêu chặt chẽ (Chi phí vật tư, nhân công, R & D, quảng cáo…).
- iii. Chỉ thết kế các sản phẩm
dễ chế tạo.
- iv. Cần phải tạo ra được sản
phẩm có tính năng và chất lượng vượt trội về thiết kế, nguyên vật liệu và công
nghệ hiện đại.
- v. Cần coi trọng đổi mới thiết
kế sản phẩm cho từng phân khúc thị trường.
- vi. Cần quan tâm triển khai
các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi bán hàng.
4. Phương châm thực hiện các chiến lược
Các doanh nghiệp đi từ chiến lược
chi phí thấp, rồi chuyển sang chiến lược khác biệt hóa và sau đó là biết cách kết
hợp hai chiến lược trên.
Ngày nay, nhiều doanh
nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh do chú trọng đáp ứng về mặt thời gian. Điều này
thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
a. Phát triển sản phẩm mới.
b. Cá biệt hóa các sản phẩm.
c. Hoàn thiện các sản phẩm
hiện hữu.
d. Phân phối các sản phẩm
theo đơn đặt hàng.
e. Điều chỉnh các hoạt động
Marketing.
----------------------------------
(Xem các số tiếp theo)